Các khu nhà thực vật Vườn_thực_vật_hoàng_gia_Kew

Khu nhà thực vật miền núi

Nhà thực vật vùng núi Davies

Tháng 3 năm2006, nhà thực vật vùng núi Davies mở cửa, đây là phiên bản thứ ba của một nhàthực vật vùng núi từ năm 1887. Mặc dù chỉ dài 16 mét, đỉnh của mái cong tòa nhàcao tới 10 mét, cho phép dòng khí tự nhiên của tòa nhà lưu thông theo đúng điềukiện sinh trưởng của thực vật bên trong.

Nét đặc biệtcủa tòa nhà mới này là tự động che nắng khi mặt trời quá gay gắt, phối hợp vớimột hệ thống phun sương bên trong tòa nhà, nhằm ngăn chặn nhiệt độ bên trongvượt ngưỡng cho phép. Thiết kế của tòa nhà cho phép tối đa hóa sự truyền ánhsáng, kính của tòa nhà là loại kinh đặc biệt hàm lượng sắt thấp, cho phép 90%tia cực tím có thể xuyên qua. Những tấm kính được gắn với nhau bởi cáp sắt cósức căng lớn, vì vậy không có hiện tượng tia sáng bị cản trở bởi các thanh chặnkính.

Để tiết kiệmnăng lượng, không khí mát không được làm lạnh nhân tạo mà nó được làm mát bằngviệc cho đi qua một hệ thống ống sâu dưới lòng đất bên dưới tòa nhà, nơi nhiệtđộ luôn ổn định quanh năm. Tòa nhà được thiết kế để giữ cho nhiệt độ không vượtquá 20 °C (68 °F).

Bộ sưu tậpthực vật vùng núi của vườn Kew (những loài thực vật mọc ở độ cao trên 2000 mét)gồm hơn 7000 loài, nhưng khu nhà chỉ trưng bày 200 loài trong một lần, và cácloài được trồng luân phiên nhau.

Nhà kính Nash

Nhà kính Nash

Tòa nhà nàyban đầu được thiết kế cho cung điện Buckingham, sau đó được di chuyển tới Kewnăm 1836 bởi vua William IV. Với nhiều ánh sáng tự nhiên, tòa nhà được sử dụngvới nhiều mục đích như triển lãm, tổ chức đám cưới hay các sự kiện. Giờ đây, nóđược dùng để triển lãm những tác phẩm chiến thắng trong các cuộc thi ảnh.

Nhà Orangery

Tòa nhà Orangery

Tòa nhàOrangery[8] được thiết kế bởi Sir William Chambers, được hoàn thành năm 1761. Kíchthước của nó là 28m x 10m. Sau rất nhiều sự thay đổi trong mục đích sử dụng,giờ đây nó được dùng như một nhà hàng.

Nhà Cọ (Palm House)

Nhà cọ và vườn hoa

Nhà Cọ(1844-1848) là kết quả của sự hợp tác giữa kiến trúc sư Decimus Burton và nhàluyện gang thép Richard Turner[9], tiếp nối trên cơ sở các nguyên tắc thiết kế nhàkính, phát triển bởi John Claudius Loudon[10][11] và Joseph Paxton.[11]

Nhà kính công nương xứ Wales

Nhà kính Công nương xứ Wales

Một trong banhà kính chính của vườn Kew là nhà kính công nương xứ Wales, thiết kế bởi kiếntrúc sư Gordon Wilson, mở cửa vào năm 1987 bởi công nương Diana, để tưởng niệmcông nương Augusta. Năm 1989, khu nhà kính nhận được giải thưởng Europa Nostravì sự bảo tồn thiên nhiên.[12] Nhà kính nàycó 10 tiểu vùng khí hậu được kiểm soát bằng máy tính, phần lớn diện tích tòanhà được trồng các loại thực vật của 2 vùng nhiệt đới khô và ẩm. Một số lượnglớn các loài lan, hoa súng, xương rồng, lithops (là chi thực vật có hoa trong họ Aizoaceae),các loài thực vật ăn thịt và các lài họ dứa, được trồng trong nhiều khuvực khác nhau. Một bộ sưu tập xương rồng còn được trồng bên ngoài nhà kính, nơimột số loài thực vật khác có khả năng chống chịu tốt cũng được tìm thấy.

Khu vực nhàkính công nương xứ Wales rộng 4499 mét vuông. Được thiết kế sao cho giảm sử dụngnăng lượng đến mức tối thiểu, những khu vực yêu cầu nhiệt độ mát mẻ hơn đượcsắp đặt xung quanh tòa nhà, khu vực mang tính chất nhiệt đới hơn nằm tại trungtâm, nơi nhiệt độ luôn được duy trì ở mức cao. Mái nhà bằng kính hướng xuốngdưới là một nét đặc trưng giúp phân biệt tòa nhà, đồng thời nó cũng làm tối đahóa hiệu suất sử dụng năng lượng Mặt trời.

Rhizotron

Rhizotron

Một rhizotron(một loại phòng thí nghiệm được xây dựng dưới lòng đất để nghiên cứu về đất cũng như sự tương tác giữa nó với động, thực vật) được mở cửa cùng thời điểm với Đường đi bộ trên cao. Tòa nhà này mang đến cho du khách cơ hội tìm hiểu những hoạt động của thực vật bên dưới lòng đất. Rhizotron này về cơ bản là một phòng triển lãm đơn, có một bộ các tác phẩm trừu tượng đúc bằng đồng, có gắn các màn hình LCD, trình chiếu những thông tin về đời sống thực vật.

Nhà Ôn Đới

Bên trong Temperate House

Khu nhà Ôn đới (Temperate House) là một nhà kính có diện sàn tích gấp đôi Nhà Cọ, và là cấu trúc bằng kính lớn nhất thuộc thời đại Victoria còn tồn tại đến ngày nay. Nó chứa tất cả các loài thực vật nằm trong mọi vùng ôn đới trên Trái Đất. Được thiết kế bởi kiến trúc sư Decimus Burton và nhà luyện gang Richard Turner. Bao phủ trên một diện tích 4880 mét vuông, và cao tới 19 mét. Mục đích là để cung cấp không gian cho việc mở rộng bộ sưu tập các loài thực vật khu vực khí hậu ôn hòa của vườn Kew. Công việc xây dựng tòa nhà kéo dài trong 40 năm, trong suốt thời gian đó chi phí cho tòa nhà bị nâng lên rất nhiều.

Nhà thực vật Họ Súng (Waterlily House)

Nhà thực vật Họ Súng

Nhà Họ Súng là nhà kính nóng nhất và ẩm ướt nhất trong tất cả các nhà kính ở vườn Kew, bên trong tòa nhà là một bể nước lớn với rất nhiều loại cây họ Súng, xung quanh là các loài thực vật ưa nhiệt khác. Tòa nhà này đóng cửa trong những tháng mùa đông.

Nó được xây dựng để trồng một loại thực vật của vùng Amazon, loài hoa Victoria Amazonia (Súng Nia), đây loài cây lớn nhất trong họ Nymphaeaceae. Loài thực vật này được chuyển tới Kew trong một ống nước sạch nhỏ vào tháng 2, năm 1849, sau một số nỗ lực trước đó nhằm chuyển hạt giống và rễ của loài cây này nhưng không thành công. Mặc dù rất nhiều thành viên trong họ Nymphaeaceae sinh trưởng tốt tại đây nhưng tòa nhà không phù hợp với loài cây này do hệ thống thông gió không tốt, và nó được chuyển tới một tòa nhà khác nhỏ hơn.

Các kiến trúc trang trí

Phía đông namcủa vườn có đặt một tòa tháp lớn (xây dựng bởi Sir William Chambers, năm 1762),phỏng theo kiểu tháp chùa của Trung Quốc. Tầng dưới cùng của tòa tháp hình bátgiác 10 tầng này có đường kính 49 feet (15m). Từ điểm thấp nhất đến điểm caonhất của tháp là 163 feet (50m)

Cung điện Kew

Bài chi tiết: Cung điện Kew
Cung điện Kew với đồng hồ mặt trời ở đằng trước

Kew Palace là cung điện hoàng gia Anh nhỏ nhất. Nó được xây bởi Samuel Fortrey, một thương gia người Hà Lan vào khoảng 1631. Sau này nó được mua bởi George III. Phương pháp xây dựng cung điện là Flemish bond (một kiểu xây tường gạch có các viên gạch nằm ngang, dài ngắn khác nhau nằm xen kẽ).

Đằng sau của tòa nhà này là " Vườn của Nữ hoàng" (Queen's Garden) bao gồm một sưu tập các loài thực vật có công dụng chữa bệnh. Chỉ các loài cây có ở Anh quốc trước thế kỷ 17 được trồng trong vườn này.

Tòa nhà này đã trải qua một cuộc đại trùng tu trước khi được mở trở lại cho công chúng viếng thăm vào năm 2006.

Nó được quản lý riêng biệt với Kew Garden, bởi Historic Royal Palaces.

Trước mặt cung điện là một đồng hồ mặt trời, được tặng cho vườn Kew vào năm 1959 để kỉ niệm một cuộc viếng thăm của hoàng gia. Nó được điêu khắc bởi Martin Holden và dựa trên nguyên mẫu là một bức điêu khắc của Thomas Tompion, một người làm đồng hồ lừng danh vào thế kỷ 17.[13]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vườn_thực_vật_hoàng_gia_Kew http://www.theguardian.com/lifeandstyle/2014/apr/2... http://www.theguardian.com/media/2012/jun/13/richa... http://www.fws.gov/endangered/what-we-do/2011.html http://www.kew.org http://www.kew.org/ksheets/pdfs/k16kewhistory.pdf http://www.kew.org/trees/ http://whc.unesco.org/en/list/1084 //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://pmsa.org.uk/pmsa-database/3931/ http://www.rbgkew.org.uk/aboutus/AnnualReport06.pd...